Jan 31, 2012

Pre amplifier- AD815


Khai hàn đầu xuân, hoàn thành được con preamp xin khoe với các bác.
 Preamp AD815 


1 Board AD815
Preamp AD815 thì nghe danh đã lâu, nhiều người khen mà chưa nghe ai chê. Trong lúc chưa có điều kiện ráp thử pre cực hay và gỗ mun. Sẵn có con AD815 làm luôn.
Cảm ơn bác longpcb! con AD815 này là quà tặng em được nhận từ bác.



2 Nguồn
2.1 Biến áp xuyến
Sử dụng biến áp xuyến nhỏ 220v ra 110v. Giá tại chợ Nhật Tảo thời điểm 1/2012 là 85k (biến áp 80w).
2.1.1 Mod sơ cấp
Sau khi quấn thử thì cục biến áp này có số vòng volt là 6.5 vòng/volt.
Để đảm bảo chạy lâu dài mà biến áp vẫn ổn định chúng ta nên quấn thêm 10% số vòng sơ cấp. Cục này quấn thêm 150 vòng dùng dây 0.3mm.
2.1.2 Quấn thêm thứ cấp
Thứ cấp dùng cho preamp AD815 nên chúng ta quấn 18v đôi.
Vì cục này là biến áp tự ngẫu 80w (220v ra 110v) nên khi quấn lại biến áp cảm ứng cho công suất khoảng 40w.
18v đôi dòng 1A là phù hợp. Quấn thêm 2 cuộn mỗi cuộn 130 vòng dùng dây 0.6mm.

2.2 Ổn áp LM317- LM337
Mạch có thể điều chỉnh mức áp từ 12v đến 20v. Nguồn này có thể dùng cho nhiều mạch khác nữa, nếu có nhu cầu các bác thử xem sao.
Được thiết kế thêm phần servo với IC Ne5532 để đảm bảo thời gian đáp ứng nhanh.
Ghi chú khi cân chỉnh:
Không gắn tải.
Để chiết áp vi chỉnh ở mức cao nhất là 10k so với Gnd. Khi đó mức áp ra khoảng +/- 20v.
Vặn chiết áp 1 bên xuống từ từ, khi xuống 1v thì vặn phía bên kia để áp 2 bên không lệch nhau nhiều. Tiếp tục đến khi có điện áp mong muốn.
Cố định chiết áp bằng keo.
2.2.1 Schematic


2.3 Cầu schottky diode
Được nghe mọi người nói schottky diode với thời gian đáp ứng cực nhanh dùng cho audio rất tốt, lại có ý kiến nói rằng vì quá nhanh nên lại gây nhiễu.
Sẵn có mấy con tháo ra từ nguồn vi tính cũ lắp thử xem sao, không hay ta lại thay bằng cầu diode thường.
2.3.1 Schematic


3 Touch start
Đu theo mốt "sờ, vuốt" chúng ta cũng thử làm công tắc cảm ứng xem sao (sờ 1 cái tắt, sờ thêm cái nữa lại bật). Mạch này dùng tải nhỏ và vừa là ngon. Nếu cần dùng cho tải lớn như ampli công suất lớn ngoài việc lắp relay chịu dòng cao nên kết hợp thêm mạch hạn dòng khởi động (soft start).
Khi thao tác với mạch này cần cẩn thận vì có nối vào điện lưới 220v và hạ áp bằng tụ. Điểm "sờ" tắt mở dĩ nhiên an toàn, cứ yên tâm mà dùng.

4 Bộ cánh
4.1 Sử dụng vỏ hộp CDrom cũ
*****************************************

Một số hình ảnh trong quá trình mod:

Gá lắp toàn bộ mạch và nguồn vào vỏ hộp cd cũ để xác định vị trí.

Xong rồi đem sơn đen bộ cánh.


Rồi lắp vô.



Cân chỉnh mạch:
Nguồn ra từ board ổn áp 317/337


Vặn volume đến mức 10h rồi chỉnh áp input mạch AD815 về 0 volt


Khi đó áp đầu ra có mức áp -88mv. Hơi cao vì nghe nói rằng mức áp đầu ra chỉ tầm 30mv, nhưng không sao, vẫn hát được (rất hay).


Cân chỉnh xong thì đóng nắp thôi, mà cục biến thế lại cao hơn cái vỏ hộp Cdrom, đôn cao nó lên vậy (nhìn thấy gớm).





Cắt vài miếng mica che lại nhìn cho đỡ nham nhở, sẵn trang trí cho nó tí luôn không thôi tội nghiệp.






Cám ơn anh em gần xa đã đọc bài "chém gió" này!
Chúc năm mới vạn sự như ý.





3 comments:

  1. qua dep mat ko biet chat luong the nao.

    ReplyDelete
  2. anh cho em xin mach touch start voi anh

    ReplyDelete
  3. chào bạn! mình cũng dự định ráp 1 amply để chơi. đọc bài này thấy thật hữu ich. thank!

    ReplyDelete