Nov 7, 2012

Qúa trình diy một màn hình LCD từ panel tháo laptop...

Qua bài viết về mạch nạp board LCD có một số đông các bạn thường hay hỏi mình về quá trình tự làm một màn hình LCD từ panel tháo được trong laptop hư hoặc một màn hình LCD bị hư board nào đó.
Bài viết này xin được trình bày với các bạn quá trình mình diy LCD từ panel laptop, qua đó mong phần nào giải đáp thắc mắc của các bạn và các bạn cũng tự diy được cho mình một màn LCD. Dễ dàng thôi mà...
Đầu tiên là các thành phần để cấu thành cái màn LCD của chúng ta:




Panel: tức là tấm hiển thị chúng ta tận dụng được từ màn hình cũ nào đó, trong bài viết này là panel laptop.



Panel này là loại 10" wide, độ phân giải 1024x600 và phần cao áp sử dụng bóng đèn Led để làm sáng nền.


Board giải mã: để màn hình hiển thị được hình ảnh từ card màn hình xuất ra cần đi qua một thiết bị trung gian mà chúng ta gọi chung là board giải mã LCD. Thị trường hiện nay thông dụng thường bán board giải mã dùng chip realtek và novatek. Trong bài viết này sử dụng board giải mã chip novatek, board NTA91B.


Hầu hết tất cả các loại board giải mã đang bán trên thị trường chúng ta cần quan tâm đến các vị trí sau trên board:
- Nguồn vào, thường là DC 12V.
- Ngõ vào tín hiệu hình ảnh, đường Dsub 15 pin.
- Giao tiếp với bàn phím.
- Đường cao áp: cao áp màn hình lcd khi trước thường sử dụng là loại đèn huỳnh quang, cao áp để thắp sáng bóng thường là mấy trăm đến cả ngàn volt.
Gần đây bóng đèn Led đã được sử dụng để thay thế bóng huỳnh quang, phần cao áp nuôi led chỉ vài mươi volt.
Với cao áp huỳnh quang thì mạch cao áp thường là mạch riêng tách rời với mạch LVDS trên panel, còn với mạch cao áp led có thể là mạch rời hoặc được nằm chung với board LVDS luôn.
Panel trong bài này là loại cao áp tích hợp. Nối với board giải mã thông qua jack cắm 30 pin.
Phần giao tiếp với board cao áp thường có 4 đường: 12v, gnd, on/off, adj.
- Đường giao tiếp với panel LCD, gọi là đường LVDS. Đường giao tiếp này rất quan trọng để màn hình hiển thị đúng độ phân giải và hình ảnh hiển thị không bị sai lệch. Ở đây chúng ta phải chú ý đến số cặp dây tín và áp cấp cho panel. Áp cấp thường có 3v3, 5v và 12v chúng ta phải chọn cho đúng bằng jumb cắm có trên board giải mã.
Số cặp dây tín hiệu: thường được ký hiệu Si6L, Si8L, DO6L, DO8L, vậy ý nghĩa nó là gì? chúng ta phải hiểu cho đúng để chọn file nạp chính xác.
Si6L: single 6 line, tức là 6 sợi tín hiệu --> 3 cặp dây tín hiệu và thêm 1 cặp dây clock. Tổng cộng tạo thành 4 cặp dây.
Si8L: 8 sợi tín hiệu --> 4 cặp dây + 1 cặp clock = 5 cặp dây tín hiệu tất cả.
DO6L: là double 6L, gấp đôi Si6L = 8 cặp dây.
DO8L = 10 cặp dây.

Với panel sử dụng trong bài này chúng ta có các thông số:

Qua bảng trên ta thấy áp cấp cho panel là 3v3.
Áp cáp cho mạch cao áp led là 5v.
Và số cặp tín hiệu là 4 cặp trong đó có cặp clock và 3 cặp data = Si6L.
Trên thị trường hiện nay có bán 1 loại cable trung gian để kết nối màn hình led với board giải mã, mượn đỡ hình trên mạng


Cable trung gian này thường được gọi là cable test màn hình led, thật ra nó chỉ là trung gian nối các đường tín hiệu và đường cho phần cao áp mà thôi.
Không có loại cable này cũng không sao, rất dễ dàng chúng ta có thể chế ra được sợi calbe tương tự như vậy từ cable lvds thường đời trước.
Bảng thứ tự chân cắm trên board giải mã:

 So sánh 2 bảng dây tín hiệu và nguồn đã post ở trên, chỉ cần kiếm sợi cable có 30 chân cắm, cắm vừa vào panel sau đó với 1 cây nhíp nhọn, nhẹ nhàng khui các đầu dây ra và cắm lại cho đúng vị trí chúng ta sẽ có ngay 1 sợi cable thích hợp.


Đây là hình sợi cable sau khi được mod, 2 đầu dây lòi ra là đường 5v và on/off cho cao áp led.
Với đặc điểm panel 10" này thì board giải mã cần mod lại 1 số điểm để phù hợp.


Sau khi hoàn thành các bước trên chúng ta tiến hành đóng vỏ lcd lại và nạp file phù hợp cho board giải mã.



Hình ảnh dưới đây minh họa quá trình nạp file board NTA91B.

Nhấn load file, chọn file nạp phù hợp, trong bài là chọn file Si6L, độ phân giải 1024x600 rồi nhấn auto là xong.

Sau đó chỉ việc kết nối chúng lại rồi dùng nguồn 12V DC cấp vào là chúng ta đã có cái LCD, có thể làm thêm đế cho màn hình bằng gỗ hoặc kim loại hoặc 1 cách nào đó phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ví dụ như dưới đây, vì bàn làm việc của tay viết bài này mặt kính nên hắn nhét cái lcd 10" xuống phía dưới mặt bàn. Vừa layout vừa xem schematic, tiện quá, tiện quá...




Hoặc như một mẫu khác



Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết sau với nội dung diy 1 cái tivi LCD dùng board giải mã đa năng có chức năng thu sóng tivi.

9 comments:

  1. Mong chờ DIY màn hình LCD thành TV LCD của bác

    ReplyDelete
  2. mình có con dv2000 hỏng main có dùng được màn hình k, ở hà nội thì mua bo ở đâu bạn?

    ReplyDelete
  3. Chao bac, e muon bac chi giup cach tan dung dan led trong man hinh laptop ntn, e muon che dan den led nay vao be ca bac lam on huong dan giup ah cam on bac nhieu dia chi mail cua e phiducky@gmail.com

    ReplyDelete
  4. Chào Bác hay quá đi mất. Bác ơi mình có cái panel lp171wu5-tlb1 giờ muốn chế thành cái lcd mà ko biết phải mua cái board tín hiệu cả board cao áp nào . Bác có thể chỉ giúp được không a?

    ReplyDelete
  5. mình xem trên trang panel look thì thấy thông số của panel là thế này:
    Panel Size :17.1 inch
    Panel Type :a-Si TFT-LCD
    Composition :Panel
    Resolution :1920×1200
    Display Color :16.7M
    Viewing Angle :80/80/60/70 (Typ.)(CR≥10)
    Frequency :60Hz
    Lamp Type : RGB LED
    Signal Type :LVDS (2 ch, 8-bit)

    ReplyDelete
  6. cần giúp đở chế cáp LVDS Lcd Laptop LTN170WU-L01
    em chân thành cảm ơn

    ReplyDelete
  7. nhờ ad giúp em chế board giải mã màn hình iphone 4 có cổng HDMI để máy tính xuất hình ảnh qua màn hình iphone 4 được không ạ.

    ReplyDelete